Khác biệt của BLDS Việt Nam với BLDS Pháp về quyền hưởng dụng

khac-biet-cua-blds-viet-nam-voi-blds-phap-ve-quyen-huong-dung

So sánh giữa 10 điều luật trong BLDS năm 2015 của Việt Nam với 69 điều luật (từ Điều 578 đến Điều 636) của BLDS Pháp đã cho thấy, chắc hẳn giữa hai bộ luật này phải có nhiều điểm khác biệt trong quy định về quyền hưởng dụng. Một số điểm khác biệt nổi bật của quy định về quyền hưởng dụng như sau.

1. Thứ nhất, về phạm vi quyền hưởng dụng

Trong BLDS năm 2015 của Việt Nam, quyền hưởng dụng được định nghĩa: “quyền chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức” (Điều 257). Theo đó, quyền hưởng dụng sẽ bao trùm hai nội dung: quyền sử dụng tài sản (khai thác công dụng của tài sản) và hưởng hoa lợi, lợi tức sinh ra từ tài sản. Nếu một chủ thể có quyền hưởng dụng đối với tài sản thì chủ thể đó được phép thực hiện cả hai quyền năng này trên tài sản hưởng dụng của mình.

Trong BLDS Pháp, quyền hưởng dụng được phân biệt thành hai quyền cơ bản là quyền hưởng hoa lợi, lợi tức với quyền sử dụng và quyền cư dụng. Hai nhóm quyền này được áp các chính sách pháp lý khác nhau. Nhóm quyền hưởng hoa lợi, lợi tức được quy định trong Chương I (từ Điều 578 đến Điều 624). Nhóm quyền sử dụng và quyền cư dụng được quy định trong Chương II (từ Điều 625 đến Điều 636).

Nếu theo quy định như trên, chủ thể có quyền hưởng dụng có thể có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức hoặc quyền sử dụng, quyền cư dụng với tài sản hoặc cả hai quyền này. Điều này đồng nghĩa, chủ thể có quyền hưởng dụng theo quy định của BLDS Pháp thì không đương nhiên được có hai quyền như theo quy định của BLDS Việt Nam. Phạm vi quyền của chủ thể này sẽ dựa vào quy định của Luật hoặc theo thoả thuận của các bên. Điều này cũng đồng nghĩa, cùng một tài sản, theo quy định của BLDS Pháp thì có thể có hai chủ thể cùng có quyền hưởng dụng trên một tài sản.

Hơn nữa, BLDS Pháp quy định một quyền định danh “quyền cư dụng” và dựa vào nội dung quy định có thể hiểu, quyền cư dụng là quyền khai thác công dụng vào mục đích cư ngụ, để ở. Như vậy, quyền cư dụng sẽ gắn liền với tài sản hưởng dụng là nhà cửa dùng vào mục đích sinh sống, sinh hoạt.

2. Thứ hai, phạm vi giao dịch được xác lập đối với quyền hưởng dụng

Trong BLDS năm 2015 của Việt Nam quy định: “Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng” (Khoản 1 Điều 261) và “cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản” (Khoản 2 Điều 261). Như vậy, về nguyên tắc, người có quyền hưởng dụng được phép chuyển cho các chủ thể khác, cho thuê quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Trong BLDS Pháp, nhà làm luật cho phép người hưởng hoa lợi, lợi tức được phép “tự mình hưởng dụng tài sản hoặc cho người khác thuê tài sản, thậm chí có thể bán hoặc chuyển giao không có đền bù quyền hưởng hoa lợi, lợi tức của mình” (Điều 595). Trong khi đó, người có quyền sử dụng thì “không được đem chuyển nhượng hoặc cho thuê” (Điều 631) và “quyền cư dụng không được đem chuyển nhượng hoặc cho thuê” (Điều 634). Điều này đồng nghĩa, chủ thể có quyền sử dụng hoặc quyền cư dụng không được phép chuyển giao, cho thuê nhóm quyền hưởng dụng này của mình cho người khác. Đây là một điểm khác biệt rất lớn giữa BLDS Pháp với BLDS Việt Nam.

3. Thứ ba, tính chi tiết trong quy định về quyền hưởng dụng

Đây là đặc điểm phản ánh rõ nét, khác biệt trong quy định về quyền hưởng dụng của BLDS Việt Nam và BLDS Pháp.

BLDS năm 2015, ngoài Điều 257 quy định định nghĩa quyền hưởng dụng, các điều luật còn lại (9 điều) quy định các nguyên tắc chung dành cho các chủ thể liên quan đến quyền hưởng dụng (người hưởng dụng, chủ sở hữu), quyền hưởng hoa lợi lợi tức… Các quy định chung này nếu không được hướng dẫn cụ thể thì sẽ khó khăn trong quá trình áp dụng, ví dụ như liệu có được sử dụng quyền hưởng dụng thế chấp vay vốn…

BLDS Pháp quy định rất chi tiết về quyền hưởng hoa lợi, lợi tức, quyền sử dụng và quyền cư dụng. Các quy định chi tiết này được thể hiện trong các khía cạnh sau và được mô tả qua bảng để dễ dàng nhận diện.

Vấn đề BLDS Pháp BLDS Việt Nam
Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức xác lập kèm điều kiện Quy định quyền hưởng hoa lợi, lợi tức có thể được xác lập không kèm theo bất kỳ điều kiện nào, hoặc có kèm điều kiện, hoặc có thời hạn Không quy định cụ thể nên nếu có kèm điều kiện thì sẽ áp dụng theo nguyên tắc của giao dịch dân sự.
Xác định các loại hoa lợi, lợi tức được hưởng từ quyền hưởng hoa lợi, lợi tức BLDS Pháp quy định cụ thể các định nghĩa và các trường hợp sau:

+ Phân biệt hoa lợi tự nhiên và hoa lợi do canh tác mà có (Điều 583).

+ Lợi tức gồm tiền thuê nhà, lãi từ tiền cho vay, các khoản tiền trả định kỳ. Tiền thuê đất canh tác cũng được coi là lợi tức..

Không quy định cụ thể nên sẽ áp dụng theo quy định chung về tài sản.
Nguyên tắc xác định tính hoa lợi, lợi tức thuộc về người có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức + Hoa lợi tự nhiên và hoa lợi do hoạt động của con người làm ra từ đất, nếu chưa thu hoạch vào thời điểm xác lập quyền hưởng hoa lợi thì đều thuộc về người hưởng hoa lợi.

+ Khi quyền hưởng hoa lợi chấm dứt, các hoa lợi ở trong tình trạng chưa thu hoạch thì đều thuộc về chủ sở hữu (bao gồm cả công cày bừa lẫn hạt giống).

Không được gây thiệt hại đến phần mà người trồng cấy có thể được hưởng.

+ Lợi tức thuộc về người hưởng hoa lợi, lợi tức trong suốt thời gian có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức và được tính theo từng ngày (quy định này được áp dụng cho thuê đất canh tác, tiền thuê nhà và các loại lợi tức khác).

+ Nếu quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là vật tiêu hao như tiền, thóc gạo, ngũ cốc, rượu, thì người hưởng hoa lợi, lợi tức chấm dứt thì phải hoàn trả tài sản đó bằng hiện vật theo đúng số lượng và chất lượng vật đó hoặc bằng tiền tương ứng với giá trị vật đó vào thời điểm hoàn trả à Như vậy, bản chất là chuyển giao cả quyền định đoạt cho người hưởng dụng.

+ Trường hợp có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức trọn đời thì sẽ được hưởng trọn đời và trả theo định kỳ trong suốt thời gian có quyền.

+ Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản là khu rừng trồng tỉa thì người có quyền hưởng dụng phải tuân thủ thứ tự, định suất đốn gỗ phù hợp với quy hoạch và thói quen của chủ sở hữu.

Nếu trong thời gian hưởng hoa lợi, lợi tức mà người hưởng dụng không khai thác gỗ thì họ hoặc người thừa kế của họ không được bồi thường.

+ Cây trong vườn ươm có thể bứng ra mà không làm hư hại vườn ươm cũng là một phần của quyền hưởng hoa lợi, lợi tức.

+ Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức đối với cánh rừng trồng tỉa thì có quyền đốn các cây gỗ lớn trưởng thành, miễn là theo đúng thói quen của chủ sở hữu (theo định kỳ hay đốn từng cây).

+ Nguyên tắc không được đụng chạm đến các cây gỗ lớn trường thành, chỉ được thu nhặt những cây bật rễ hoặc bị gãy do ngẫu nhiên để dùng vào việc cần thiết.

Người hưởng hoa lợi, lợi tức cũng có thể chặt cây đó nếu cần để sửa chữa, nhưng phải chứng minh cho chủ sở hữu thấy được sự cần thiết.

+ Người hưởng hoa lợi, lợi tức có thể lấy gỗ trong rừng làm giàn nho; người hưởng hoa lợi, lợi tức cũng được lấy các sản vật hàng năm hoặc theo thời vụ của cây; cả hai trường hợp đều phải tuân theo tập quá trong vùng hoặc theo thói quen của chủ sở hữu.

+ Cây ăn quả bị chết, bị bật rễ thì thuộc về người hưởng hoa lợi, lợi tức. Tất nhiên, người hưởng hoa lợi, lợi tức phải trồng cây thay thế cho cây đã chết, cây bật rễ.

+ Hưởng dụng đối với hầm mỏ đang khai thác: Người hưởng dụng có quyền như chủ sở hữu hầm mỏ. Tuy nhiên, nếu hầm mỏ có quy chế chuyển nhượng mới được khai thác thì người hưởng hoa lợi, lợi tức chỉ được hưởng dụng sau khi được Tổng thống cho phép.

Chỉ quy định nguyên tắc, người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức trong thời gian quyền hưởng dụng có hiệu lực.

Trường hợp thời hạn hưởng dụng đã hêt thì người hưởng dụng được hưởng giá trị tương ứng với thời gian người đó còn quyền hưởng dụng.

Với phần diện tích đất bồi thêm Người hưởng hoa lợi, lợi tức được hưởng dụng phần diện tích tăng thêm do đất bồi vào mảnh đất mà mình đang có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức. Không có quy định cụ thể nên theo nguyên tắc, phần diện tích bồi thêm sẽ không được tính vào diện tích được hưởng dụng.
Nghĩa vụ của người hưởng dụng + Chỉ được hưởng dụng sau khi đã lập biên bản kiểm kê các động sản và mô tả tình trạng các bất động sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc mời chủ sở hữu đến theo đúng thủ tục.

+ Chỉ được hưởng dụng khi có biện pháp bảo lãnh (trừ trường hợp cha mẹ hưởng dụng trên tài sản của con thì không cần bảo lãnh).

+ Trường hợp không tìm được người bảo lãnh thì bất động sản đó phải đem cho thuê hoặc gửi tạm giữ. Khoản tiền được đem đầu tư và người hưởng hoa lợi, lợi tức được hưởng lãi. Thực phẩm đem bán và số tiền đem đầu tư, người hưởng hoa lợi, lợi tức được hưởng lãi.

+ Việc chậm đưa ra biện pháp bảo lãnh không làm ảnh hưởng đến quyền hưởng hoa lợi, lợi tức của người hưởng dụng.

+ Xác định nhóm sửa chữa lớn thuộc về nghĩa vụ sửa chữa của chủ sở hữu tài sản được quy định tại Điều 606.

+ Xác định các nghĩa vụ thuế, các khoản đóng góp trong thời gian hưởng hoa lợi, lợi tức thuộc về người hưởng dụng.

+ Phân định ranh giới giữa các nghĩa vụ đánh trên tài sản và nghĩa vụ đánh trên hoa lợi, lợi tức và trong đó, người hưởng hoa lợi, lợi tức chịu phần thuế đánh trên hoa lợi, lợi tức minh được hưởng.

+ Quy định chi tiết công thức tính các nghĩa vụ giữa chủ sở hữu và người hưởng hoa lợi, lợi tức tại Điều 612, nghĩa vụ trả tiền án phí tại Điều 613, thông báo khi có người thứ ba xâm phạm đến tài sản tại Điều 614.

+ Trách nhiệm khi súc vật bị chết không do lỗi của người có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức thì sẽ không phải bồi thường tương đương.

Trường hợp cả đàn gia súc bị chết do sự kiện ngẫu nhiên hoặc do bệnh tật và người hưởng hoa lợi, lợi tức không có lỗi thì chủ thể này phải bồi thường cho chủ sở hữu số da hoặc giá trị tương đương số da của cả đàn gia súc.

Trường hợp chỉ có một số con chết thì phải thay thế số con bị chết trong phạm vi số súc vật sinh ra về sau. (Điều 615 và 615)

+ Chỉ được hưởng dụng sau khi nhận chuyển giao tài sản hưởng dụng.

+ Không quy định áp dụng biện pháp bảo đảm trong trường hợp hưởng dụng.

+ Không quy định các trường hợp có nghĩa vụ tài chính với nhà nước hoặc nghĩa vụ tài chính với bên thứ ba hoặc nghĩa vụ trong trường hợp người thứ ba xâm phạm đến tài sản.

Mối liên hệ với các quyền đối với bất động sản liền kề Người hưởng hoa lợi, lợi tức có quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề, quyền mở lối đi và các quyền khác mà chủ sở hữu có thể được hưởng, và người hưởng hoa lợi, lợi tức được hưởng dụng các quyền đó như chính chủ sở hữu.

Như vậy, người có quyền hưởng dụng sẽ có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản liền kề mở lối di, mở lối thoát nước… như là chủ sở hữu của bất động sản.

Không có quy định cụ thể.
Nguyên tắc của chủ sở hữu + Không được làm phương hại đến quyền hưởng hoa lợi, lợi tức.

+ Không có nghĩa vụ phải thanh toán các chi phí tu bổ, cải tạo tài sản mà người hưởng hoa lợi, lợi tức đã bỏ ra, dù rằng làm gia tăng giá trị tài sản.

+ Người hưởng hoa lợi, lợi tức hoặc người thừa kế của họ có quyền tháo dỡ tấm gương, bức tranh và đồ trang trí mà người này lắp đặt nhưng với điều kiện khôi phục lại các tình trạng đó như ban đầu.

+ Chủ sở hữu có nghĩa vụ phải sửa chữa tài sản để đảm bảo tài sản không bị suy giảm công dụng, giá trị.

+ Không quy định về việc thanh toán giá trị tăng thêm hoặc cho phép người hưởng dụng được tháo dỡ các tài sản được người hưởng dụng trang trí thêm vào tài sản hưởng dụng.

+ Có quy định cho phép chủ sở hữu được định đoạt tài sản nhưng phải đảm bảo quyền hưởng dụng cho người hưởng dụng.

+ Quy định quyền của Toà án trong việc truất quyền hưởng dụng của người hưởng dụng nếu có vi phạm nghiêm trọng.

Chấm dứt quyền hưởng hoa lợi, lợi tức BLDS Pháp có nhiều quy định chi tiết, gồm:

+ Người hưởng hoa lợi, lợi tức chết hoặc bị tước vĩnh viễn các quyền dân sự. Đây là quy định hợp lý vì nếu thừa nhận quyền hưởng hoa lợi, lợi tức cũng không phù hợp với điều kiện cũng như đúng mục đích của quyền này.

+ Quyền hưởng hoa lợi, lợi tức không được thực hiện trong 30 năm.

+ Xác định rõ trường hợp sử dụng của người hưởng hoa lợi, lợi tức làm huỷ hoại hoặc hư hỏng vì thiếu bảo dưỡng cũng là căn cứ chấm dứt quyền hưởng hoa lợi, lợi tức. Chủ sở hữu lấy lại tài sản và hàng năm thanh toán giá trị tương ứng giá trị hoa lợi, lợi tức mà người đó được hưởng cho đến hết thời hạn.

+ Thời hạn hưởng dụng có thể được xác định theo độ tuổi của người thứ ba kể cả trường hợp người thứ ba chết khi chưa đạt độ tuổi đó thì vẫn tính cho đến khi đạt được độ tuổi đó nếu còn sống.

+ Chủ nợ có quyền yêu cầu huỷ tuyên bố từ bỏ quyền hưởng dụng nếu làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ của người có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức. Trường hợp này là huỷ tuyên bố vì trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

+ Trường hợp có quyền hưởng dụng toà nhà mà toà nhà đó bị tiêu huỷ hoặc do các sự kiện ngẫu nhiên khác, hoặc bị sụp đổ do hư hỏng, cũ nát thì không được hưởng hoa lợi, lợi tức sinh ra từ mảnh đất cũng như vật liệu. Trường hợp hưởng hoa lợi, lợi tức từ mảnh đất mà trên mảnh đất có toà nhà thì vẫn được hưởng hoa lợi, lợi tức từ mảnh đất và vật liệu dù toà nhà không còn.

BLDS Việt Nam không quy định chi tiết các trường hợp này. Đặc biệt nhiều trường hợp quy định mang tính chung chung như người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện qyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định hoặc căn cứu khác theo quy định của luật.
Quyền sử dụng và quyền cư dụng BLDS Pháp tách quyền sử dụng, quyền cư dụng độc lập với quyền hưởng hoa lợi, lợi tức.

+ Hình thức xác lập quyền sử dụng và quyền cư dụng là văn bản và xác định rõ phạm vi quyền.

+ Người có quyền hưởng dụng và quyền cư dụng chỉ được sử dụng hoa lợi, lợi tức phù hợp với nhu cầu chính mình và nếu có con thì có thể yêu cầu sử dụng thêm, sử dụng diện tích nhà cùng với gia đình kể cả khi họ có quyền cư dụng khi chưa kết hôn.

+ Quyền sử dụng được giới hạn phù hợp với nhu cầu của bản thân người sử dụng và gia đình của họ; quyền cư dụng phù hợp với bản thân và gia đình của người cư dụng.

+ Quyền sử dụng và quyền cư dụng không được chuyển nhượng hoặc cho thuê.

+ Người sử dụng mà lấy toàn bộ hoa lợi, lợi tức của mảnh đất hoặc toàn bộ một ngôi nhà thì phải thanh toán toàn bộ chi phí canh tác, sửa chữa bảo dưỡng nhà. Nếu lấy một phần thì đóng góp theo tỉ lệ tương ứng.

+ Quyền sử dụng rừng do luật chuyên ngành quy định.

BLDS Việt Nam không tách biệt các quyền này ra khỏi quyền hưởng hoa lợi, lợi tức nên về nguyên tắc sẽ được sử dụng theo các nguyên tắc dành cho quyền hưởng dụng nói chung, được phép chuyển nhượng, cho thuê.
Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon