Tội phản bội tổ quốc theo quy định của Bộ luật Hình sự

toi-phan-boi-to-quoc-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-hinh-su

Mang tính chất là loại tội nặng nhất theo quy định của Hiến pháp. Tội phản bội Tổ quốc là một trong những tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, mang tính chất nguy hiểm cao cho xã hội. Vì thế, các biện pháp trừng phạt cũng rất nghiêm khắc.

Cơ sở pháp lý

1. Khái niệm Tội phản bội tổ quốc trong luật Hình sự Việt Nam

Trước khi tìm hiểu khái niệm tội phản bội Tổ quốc, ta cần hiểu rõ khái niệm an ninh quốc gia và khái niệm các tội phạm an ninh quốc gia.

Khái niệm an ninh quốc gia: An ninh quốc gia là sự ổn định của chế độ Hiến pháp, sự tồn tại và bền vững của hệ thống chính trị và bộ máy chính quyền từ trung ươn đến địa phương trong một nhà nước, cũng như sự bất khả xâm phạm về độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhà nước đó trên cơ sở một trật tự pháp luật nhất định, đồng thời là nhóm khách thể được đặt biệt bảo vệ bằng pháp luật hình sự tránh khỏi sự xâm phạm của tội phạm.

Khái niệm các tội xâm phạm an ninh quốc gia: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm sự ổn định phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Như vậy, các tội xâm phạm an ninh quốc gia  xâm phạm đến các quan hệ xã hội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm đến các quan hệ xã hội đó.

Trên cơ sở của các khái niệm trên thì có thể hiểu khái niệm Tội phản bội Tổ quốc như sau: Tội phản bội Tổ quốc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho các quan hệ xã hội: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng và chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2. Quy định pháp luật về Tội phản bội Tổ quốc

Theo quy định tại Điều 108 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:

 Điều 108. Tội phản bội Tổ quốc

“1. Công dân Việt Nam nào cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.Đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bởi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Vì lẽ đó mà mức hình phạt cao nhất đối với các tội này là phạt tù từ 12 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

Tội phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất theo Hiến pháp 2013.

Theo Điều 44 Hiến pháp 2013 quy định như sau:

 “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

 Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.”

Vì thế, phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

3. Các dấu hiệu pháp lý của Tội phản bội Tổ quốc

3.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm này là: nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ Xã hội Chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh .

3.2. Dấu hiệu mặt chủ quan của Tội phản bội Tổ quốc

Lỗi của người phạm tội được thể hiện qua hành vi cấu kết là lỗi cố ý trực tiếp . Do đó, dấu hiệu lỗi được quy định ở tội phản bội Tổ quốc được coi là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội gây ra bởi hành vi của mình thực hiện.

Mục đích phạm tội nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh.

3.3. Dấu hiệu mặt khách quan của Tội phản bội Tổ quốc

Hành vi phạm tội của tội phản bội Tổ quốc là hành vi cấu kết với nước ngoài.

“Cấu kết với nước ngoài” được hiểu như sau: Cấu kết với nước ngoài được hiểu là sự liên kết phối hợp chặt chẽ với người nước ngoài nhằm chống lại Tổ quốc.

Hành vi cấu kết được thể hiện qua các hình thức như sau:

  • Bàn bạc, thảo luận, thống nhất lên kế hoạch với người nước ngoài về âm mưu, phương thức, kế hoạch hoạt động nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
  • Nhận sự giúp đỡ hỗ trợ cuả nước ngoài về vũ khí, đạn dược, tiền bạc, các phương tiện kỹ thuật khác để chống lại tổ quốc.
  • Hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài hoặc tiếp tay cho người nước ngoài chống lại Tổ quốc.
  • Tiếp tay tạo điều kiện cho nước ngoài để hoạt động chống chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Giúp các thế lực thù địch thực hiện “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa nhằm gây chia rẽ, suy giảm niềm tin của người người dân với Tổ quốc.

Tội phản bội tổ quốc được coi là hoàn thành, khi người phạm tội có hành vi cấu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Mục đích chống chính quyền nhân dân, thay đổi chế độ chính trị, kinh tế – xã hội của đất nước là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm này.

Sự cấu kết này là sự cấu kết chặt chẽ thể hiện ở mối liên hệ về lý trí, ý chí giữa người phạm tội với nước ngoài thì cấu thành Tội phản bội tổ quốc.

Không có sự cấu kết,quan hệ với nước ngoài thì không cấu thành tội phạm

Như vậy, công dân Việt Nam chỉ bị coi là phạm tội phản bội Tổ quốc khi người này có hành vi cấu kết với nước ngoài nhằm mục đích công kích chính quyền nhân dân, còn các hành vi khác không bị coi là hành vi cấu kết với nước ngoài và do đó không cấu thành tội Phản bội Tổ quốc mà cấu thành tội phạm khác.

3.4. Mặt chủ thể của Tội phản bội Tổ quốc

Chủ thể của tội phản bội Tổ quốc được quy định chỉ là công dân Việt Nam  đủ 16 tuổi trở lên; Người mang quốc tịch Việt Nam, không phân biệt đang cư trú trên lãnh thổ quốc gia Việt Nam hay đang định cư ở nước ngoài. Người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch không thể là chủ thể của tội phạm này.

4. Hình phạt Tội phản bội Tổ quốc

Hình phạt là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất được áp dụng phổ biến và có lịch sử lâu đời ở nước ta. Đối với nước ta, hình phạt quy định đối với Tội phản bội Tổ quốc luôn là hình phạt nặng nhất, nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị những kẻ phản bội Tổ quốc

Theo quy định trên, phản bội Tổ quốc thuộc loại tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng với mức phạt cao nhất của khung hình phạt là tử hình.

Căn cứ Điều 108 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định:

“1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Đồng thời, theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, độ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự với tội này là từ đủ 16 tuổi trở lên

Hình phạt bổ sung:

Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung quy định tại Điều 122 BLHS năm 2015, đó là tước một số quyền công dân từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của Tội phản bội Tổ quốc

Căn cứ quy định Điều 28 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:

“1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật này;

2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;

3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật này; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật này.”

Thế nên, người nào phạm tội phản bội Tổ quốc sẽ không có thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này đồng nghĩa với việc người thực hiện hành vi này cho dù có trốn đi bao nhiêu năm thì khi phát hiện vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phạm tội phản bội Tổ quốc có được đặc xá hay không?

Quyết định số 1161/2021/QĐ-CTN về đặc xá năm 2021.

Theo đó, tại Điều 4 quy định về các trường hợp không được đề nghị đặc xá như sau:

“Người có đủ điều kiện quy định tại Điều 3 của Quyết định này không được đề nghị đặc xá nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Bị kết án phạt tù về tội phản bội Tổ quốc; tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; tội gián điệp; tội xâm phạm an ninh lãnh thổ; tội bạo loạn; tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tội phá rối an ninh; tội chống phá cơ sở giam giữ; tội khủng bố hoặc một trong các tội quy định tại Chương các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh của Bộ luật Hình sự.”

Vì thế, theo quy định trên khi phạm tội về tội phản bội Tổ quốc thì không được đề nghị đặc xá.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon