Điều kiện nhận con nuôi mới nhất

dieu-kien-nhan-con-nuoi

Nuôi con nuôi là một trong những quy định thể hiện tinh thần nhân văn sâu sắc trong xã hội, thể hiện tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm cao cả và mối quan hệ tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau giữa con người với con người. Tuy nhiên, để nhận con nuôi thì người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi phải đáp ứng những điều kiện luật định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về điều kiện nhận con nuôi được quy định trong Luật nuôi con nuôi hiện hành.

Căn cứ pháp lý:

– Luật nuôi con nuôi năm 2010;

1. Nuôi con nuôi là gì?

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

2. Điều kiện nhận nuôi con nuôi

2.1. Đối với người nhận con nuôi

Khoản 1 điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

d) Có tư cách đạo đức tốt.”

– Thứ nhất, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải là người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên không bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến tình trạng không thể nhận thức hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Luật Nuôi con nuôi quy định điều kiện này là hoàn toàn cần thiết. Bởi vi, nếu một người là cha, mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức thi chính bản thân họ không thể tự minh xác lập tất cả các giao dịch dân sự mà phải thông qua người đại diện. Do đó, bản thân họ không thể tự chăm lo cho chính mình thì đương nhiên không thể chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục tốt cho con nuôi. Chinh vi vậy, việc quy định người nhận nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là hoàn toàn phù hợp với quy định của bộ luật dân sự

– Thứ hai, người nhận con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

Theo điểm b khoản 1 Điều 14 luật Nuôi con nuôi năm 2010 người nhận con nuôi phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên. Điều kiện này không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chủ, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. Quy định trên nhằm tạo điều kiện cho trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường gia đình gốc, đây là môi trường sống mà trẻ đã quen thuộc nên việc hòa nhập với gia đình mới sẽ dễ dàng hơn đồng thời ngăn ngừa tình trạng người nhận nuôi con nuôi lạm dụng tình dục đối với người được nhận nuôi.

– Thứ ba người nhận nuôi con nuôi phải có sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm cho việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục con nuôi.

Người nhận con nuôi phải có sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi bởi vì con nuôi chỉ được chăm sóc, giáo dục tốt khi người nhận nuôi có sức khoẻ, có kinh tế đảm bảo để chăm lo cho con nuôi về mọi mặt nhằm đảm bảo cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức của trẻ được nhận nuôi một cách tốt nhất.

Người nhận nuôi con nuôi được xác định là đủ khả năng kinh tế để đảm bảo cho việc nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi khi người nhận nuôi có thu nhập, việc làm ổn định, đủ khả năng chăm lo cho con nuôi theo mức sống trung bình tại địa phương đó. Người nhận nuôi con nuôi phải có chỗ ở, đó có thể là nhà ở hoặc nhà thuê nhưng phải có nơi cư trú rõ ràng. Trường hợp cha dương nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, đi, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng điều kiện này.

– Thứ tư, về tư cách đạo đức tốt:

Theo quy định tại Luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì một người được coi là có tư cách đạo đức tốt khi người đó không thuộc một trong các trường hợp không được phép nhận con nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau: Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, Đang chấp hành hình phạt tù, Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, у danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng. con cháu, người có công nuôi dưỡng minh, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật, mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em Đây là những trường hợp nghiêm trọng, điển hình mà pháp luật cấm họ không được nhận con nuôi để bảo vệ an toàn cho sức khỏe, tỉnh mạng của trẻ được nhận nuôi Việc đánh giá tư cách đạo đức của cha mẹ nuôi hiện nay được thực hiện thông qua tờ khai cung cấp ở phiếu lý lịch tư pháp và nhận xét của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã.

Đồng thời, người nhận con nuôi không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 14, nếu thuộc một trong các trường hợp này thì sẽ không được nhận con nuôi.

“2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.”

Bên cạnh đó, việc nhận nuôi phải do người nhận con nuôi quyết định trên cơ sở tự nguyện, không bị ép buộc và phù hợp với lợi ích của người được nhận nuôi. Nếu việc nhận con nuôi có động cơ, mục đích trái pháp luật, trái đạo đức xã hội sẽ không được nhà nước công nhận.

2.2. Đối với người được nhận làm con nuôi

Điều 8 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều kiện của người được nhận làm con nuôi như sau:

1. Trẻ em dưới 16 tuổi

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

Theo quy định pháp luật thì đối tượng được nhận làm con nuôi là trẻ em dưới 16 tuổi. Trường hợp cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, đi, chú, bác ruột nhân làm con nuôi thì người được nhận làm con nuôi phải dưới 18 tuổi.

Ngoài điều kiện trên thì người được nhận nuôi chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Do đó, trường hợp vợ chồng muốn nhận con nuôi chung thì phải được sự đồng ý của người còn lại. Pháp luật quy định như trên nhằm mục đích làm tăng sự gắn kết giữa cha mẹ với con nuôi đồng thời tạo ra môi trường sống ổn định cho sự phát triển của con nuôi.

3. Các hành vi bị cấm trong việc nhận con nuôi

Căn cứ theo Điều 13 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định những hành vi bị cấm sau:

– Thứ nhất, lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

Trục lợi có thể hiểu là việc lợi dụng việc nuôi con nuôi để kiếm lợi cho mình.

Bóc lột sức lao động trẻ em là tình trạng bắt trẻ em làm việc quá sức, không đúng các quy định của pháp luật về luật lao động dưới hình thức ép buộc hoặc lệ thuộc theo hướng tự nguyện.

Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.

Bắt cóc trẻ em là hình thức bí mật bắt giữ người trái pháp luật nhằm thực hiện một mục đích hoặc âm mưu nào đó.

Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền hoặc phương tiện thanh toán khác để trao đổi trẻ em như hàng hóa.

– Thứ hai, giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

Giả mạo giấy tờ là hành vi vi phạm pháp luật, nhằm mục đích lừa gạt, lừa dối, che mắt các cơ quan, tổ chức, công dân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy, pháp luật cấm các hành vi giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi nhằm bảo đảm trình tự, thủ tục theo luật định cũng như bảo vệ quyền và lợi ích cho các đối tượng liên quan.

– Thứ ba, phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

Con đẻ và con nuôi dựa trên cơ sở pháp lý được hưởng các quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Do đó, nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi, đảm bảo con đẻ và con nuôi đều được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, có cơ hội tiếp cận cơ hội ngang nhau để phát triển, hoàn thiện bản thân.

– Thứ tư, lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Theo đó, việc lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số bị pháp luật cấm như: lợi dụng việc cho con nuôi mà không tuân thủ kế hoạch hóa gia đình,….

– Thứ năm, lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Thương binh là những người thuộc lực lượng vũ trang, bao gồm quân nhân, công an nhân dân, do chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh chống tội phạm, dũng cảm làm nhiệm vụ đặc biệt khó khăn, nguy hiểm, vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân, hoặc làm nghĩa vụ quốc tế…mà bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” 

Người có công với cách mạng có thể hiểu là những người có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm.

Người thuộc dân tộc thiểu số là người mang dân tộc thiểu số mà những dân tộc đó có số dân ít, chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dân số cả nước, đa số các dân tộc thiểu số đều tập trung sinh sống ở những khu vực giáp biên giới, vùng sâu vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, vấn đề giáo dục, chăm sóc sức khỏe người dân còn nhiều hạn chế.

Đây là những đối tượng đặc biệt nên nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước nên pháp luật nghiêm cấm việc lợi dụng làm con nuôi của các đối tượng này nhằm mục đích xấu.

– Thứ sáu, ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

Đây là những người có quan hệ trực thuộc với người làm con nuôi, không phù hợp với quy định của pháp luật nên nghiêm cấm việc ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

– Thứ bảy, lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Việc nuôi con nuôi mang ý nghĩa cao cả cho tinh thần nhân đạo, đùm bọc của con người, dân tộc ta. Vì vậy, việc thực hiện việc nuôi con nuôi phải đúng mục đích và ý nghĩa, phù hợp với quy định của pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Như vậy, bài viết trên đây đã làm rõ nội dung về điều kiện nhận con nuôi. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Trường hợp có thắc mắc bạn có thể liên hệ tổng đài 19006568 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon