Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản là nhà ở

kien-nghi-hoan-thien-phap-luat-ve-ke-bien-tai-san-la-nha-o

Kê biên tài sản của người phải thi hành án là một trong những biện pháp cưỡng chế, được chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án, có tài sản để thực hiện nghĩa vụ đó nhưng lại không tự nguyện thực hiện. Các quy định pháp luật THADS về kê biên, xử lý tài sản là cơ sở pháp lý để thực hiện biện pháp này, nhằm tránh việc người phải thi hành án chống đối, cố tình không thực hiện nghĩa vụ hoặc người phải thi hành án tẩu tán tài sản, không chịu thi hành án; bảo đảm việc thi hành bản án và các quyết định của Tòa án được diễn ra được thuận lợi, đúng pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật sẽ là cơ sở để các đương sự làm đơn yêu cầu THADS. Tuy nhiên việc các đương sự tự nguyện thi hành án mặc dù có điều kiện thi hành án trong thời hạn tự nguyện thi hành án mà chấp hành viên đã ấn định là rất thấp. Do đó, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trong THADS nói chung và biện pháp kê biên tài sản nói riêng là cần thiết để đảm bảo phán quyết của Tòa án được thực hiện một cách nghiêm túc và triệt để.

Theo đó, Luật THADS năm 2014 quy định về việc kê biên nhà ở tại Điều 95 và xử lý tài sản kê biên theo quy định chung. Trong đó tài sản bị kê biên, xử lý là nhà ở có thể là tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án nhưng cũng có thể là tài sản thuộc sở hữu chung của người phải thi hành án với người khác, có thể là tài sản thuộc biện pháp thế chấp bảo đảm cho khoản tiền vay theo hợp đồng tín dụng, ngân hàng.

Từ những khó khăn, vướng mắc nêu trên, chúng tôi đề xuất một số định hướng trong lộ trình hoàn thiện Luật THADS năm 2014 như sau:

Thứ nhất, về cơ chế xử lý tài sản kê biên là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Nghiên cứu sửa đổi thống nhất quy định của Điều 110 với các quy định của Luật đất đai năm 2013, quy định Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản là quyền sử dụng đất để thi hành án thuộc các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Cần có quy định cụ thể việc kê biên nhà của người phải thi hành án trên đất của người khác. Theo chúng tôi, cần có quy định theo hướng tạo điều kiện cho người có đất gắn với tài sản của người thi hành án hoặc người có tài sản gắn với quyền sử dụng đất của người phải thi hành án được quyền thỏa thuận mua quyền sử dụng đất hoặc tài sản của người phải thi hành án. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết[1].

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 95 Luật THADS năm 2014 theo hướng: Chấp hành viên chỉ kê biên nhà ở của người phải thi hành án được xây dựng trên đất của người khác khi người có quyền sử dụng đất đồng ý và có căn cứ xác định tài sản đó chưa được công nhận quyền sở hữu.

Thứ ba, hoàn thiện quy định tài sản kê biên là nhà ở, cửa hàng đang cho thuê được bán đấu giá mà thời hạn thuê hoặc thời hạn lưu cư vẫn còn thì người thuê có quyền tiếp tục được thuê hoặc lưu cư nếu hợp đồng thuê được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật có liên quan

Thứ tư, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm có văn bản hướng dẫn chi tiết Điều 93 Luật THADS về trình tự, thủ tục kê biên, xử lý nhà, đất bị khóa theo hướng “Khi kê biên nhà, đất đang bị khóa thì chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý nhà, đất mở khóa; nếu họ không mở hoặc cố tình vắng mặt thi chấp hành viên tự mình hoặc thuê cá nhân, tổ chức khác mở khóa, phá khóa. Khi mở khóa nhà, đất chấp hành viên phải tiến hành lập biên bản liệt kê loại tài sản và mô tả tình trạng từng loại tài sản có trong nhà và thông báo cho người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý nhà, đất đ biết để nhận lại, di dời tài sản không kê biên ra khỏi nhà, đất kê biên trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được thông báo hợp lệ. Nếu hết thời hạn thông báo mà người phải thi hành án, người đang sử dụng, quản lý không nhận lại, không di dời tài sản đó ra khỏi nhà, đất kê biên thì phải chịu mọi thiệt hại về việc hư, hỏng. mất giá trị sử dụng của các tài sản đó[2]./

[1] Dương Quỳnh Hoa, “Một số vấn đề về cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án”, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 3/2021, tr.17.

[2] Nguyễn Thị Phíp, “Kê biên nhà ở của người phải thi hành án – Một số vướng mắc từ thực tiễn và kiến nghị”, Tạp chí Nghề luật, số 05/2020, tr.61.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon