Họ hàng cách nhau mấy đời thì được đăng ký kết hôn?

ho-hang-cach-nhau-may-doi-thi-duoc-dang-ky-ket-hon

Họ hàng cách nhau mấy đời thì được kết hôn? Họ hàng nội tộc, ngoại tộc được kết hôn ở đời thứ mấy? Cách tính 3 đời theo luật Hôn nhân gia đình.

Đăng ký kết hôn là một trong những quyền cơ bản của con người. Theo đó, khi công dân đủ độ tuổi và đủ các điều kiện theo quy định có quyền đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, việc kết hôn cũng có những nguyên tắc, quy định về trường hợp cấm. Một trong số đó là quy định cấm kết hôn với những người có họ hàng với nhau trong phạm vi ba đời. Vậy cách tính ba đời là như thế nào? Áp dụng trong trường hợp ngoại tộc hay nội tộc? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu toàn bộ nội dung này trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

– Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ

1. Kết hôn là gì? Kết hôn tiếng Anh là gì?

Kết hôn tiếng Anh là get married, phiên âm là get ˈmer.id. Khi quyết định kết hôn, hai bên nam nữ phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

Từ vựng tiếng Anh liên quan đến kết hôn.

Spouse /spaʊs/: Vợ, chồng.

Newly wed /ˈnuː.li wed/: Mới cưới.

Anniversary /æn.əˈvɝː.sɚ.i/: Lễ kỷ niệm.

Wedding dress /ˈwed.ɪŋ dress/: Áo cưới.

Honeymoon /ˈhʌn.i.muːn/: Tuần trăng mật.

Exchange rings /ɪksˈtʃeɪndʒ rɪŋs/: Trao nhẫn cưới.

Live together /lɪv təˈɡeð.ɚ/: Sống cùng nhau.

Conducting wedding /kənˈdʌktɪŋ ˈwed.ɪŋ/: Tiến hành hôn lễ.

Arrange wedding /əˈreɪndʒ ˈwed.ɪŋ/: Chuẩn bị lễ cưới.

Church wedding /tʃɝːtʃ ˈwed.ɪŋ/: Nhà thờ tổ chức lễ cưới.

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Theo đó, nam nữ kết hôn phải đảm bảo hai yếu tố: thứ nhất, thể hiện ý chí của nam, nữ muốn kết hôn với nhau; thứ hai, việc kết hôn phải tuân theo điều kiện và thủ tục do pháp luật quy định mới được thừa nhận.

2. Họ hàng cách nhau mấy đời thì được kết hôn?

Theo quy định của luật Hôn nhân gia đình tại Điều 3 có quy định:

Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Như vậy, phạm vi ba đời bao gồm:

Đời thứ nhất: Ông, bà.

Đời thứ hai: Bố, mẹ.

Đời thứ ba: Con, cháu.

Đời thứ tư: Chắt.

Cấm kết hôn trong phạm vi ba đời

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 chỉ cấm các trường hợp kết hôn trong phạm vi ba đời gồm:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
Cấm các hành vi sau đây:

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Như vậy, theo quy định hiện hành, pháp luật chỉ cấm kết hôn trong phạm vi ba đời như đã nêu trên. Trường hợp đến đời thứ 4, kể cả thuộc bên họ nội hay bên họ ngoại (Nội tộc và ngoại tộc) đều có thể đăng ký kết hôn nếu có nguyện vọng và đủ tuổi đăng ký kết hôn cũng như các điều kiện khác.

Tuy nhiên, trên thực tế với truyền thống, văn hóa của nước ta, việc kết hôn ở đời thứ 4 cũng rất hạn chế. Mặc dù luật cho phép đời thứ tư có thể kết hôn với nhau nhưng vẫn còn ràng buộc bởi tư tưởng, cách sống, nề nếp gia phong, sự phản đối hay ủng hộ của người thân, họ hàng….

3. Điều kiện kết hôn

Để hướng tới xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, hôn nhân tự nguyện tiến bộ, pháp luật quy định  nam, nữ kết hôn phải tuân theo các điều kiện sau đây:

3.1. Phải đủ tuổi kết hôn

Luật hôn nhân và gia đình quy định nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới có quyền kết hôn.

Việc pháp luật quy định độ tuổi kết hôn là căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người, bảo đảm sự phát triển giống nòi, bảo đảm cho các bên nam, nữ có đủ điều kiện về sức khoẻ và khả năng chăm lo cuộc sống gia đình. Ngoài ra, việc quy định độ tuổi kết hôn còn khẳng định chính sách pháp luật của Nhà nước ta không phân biệt dân tộc kinh hay dân tộc thiểu số, nhằm tránh việc tảo hôn, loại bỏ tập quán lấy vợ, chồng sớm ở đồng bào các dân tộc thiểu số, đảm bảo sự trưởng thành về thể chất và trí tuệ cho nam, nữ để họ thực hiện tốt chức năng của mình đối với gia đình và xã hội.

Cơ sở để xác định tuổi kết hôn là Giấy khai sinh được cơ quan có thẩm quyền về hộ tịch cấp.

3.2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định

Hôn nhân tự nguyện tiến bộ là nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình. Tự nguyện kết hôn là việc hai bên nam nữ thể hiện sự đồng ý trở thành vợ chồng của nhau mà không bị tác động của bên kia hay của bất kỳ người nào khác.

Đây là điều kiện quan trọng nhằm bảo đảm cho hôn nhân được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, cho phép nam, nữ đến độ tuổi kết hôn có quyền bày tỏ ý chí của mình trong việc chọn người “bạn đời”, làm cơ sở cho cuộc hôn nhân của họ được hạnh phúc, bền vững.

3.3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự

Theo quy định của Bộ luật dân sự, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Người mất năng lực hành vi dân sự là người mất khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, họ không được kết hôn do không thể hiện được sự tự nguyện kết hôn, không nhận thức được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ trong đời sống gia đình.

Bên cạnh đó, theo quy định Bộ luật dân sự thì mọi giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Trong khi đó, quyền kết hôn, ly hôn là quyền nhân thân của mỗi người không thể do người đại diện thực hiện. Do đó, để được kết hôn, một điều kiện bắt buộc là nam, nữ phải không bị mất năng lực hành vi dân sự.

3.4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp:

Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Người cùng giới tính là nam với nam hoặc nữ với nữ. Việc kết hôn giữa những người cùng giới tính không bảo đảm chức năng của hôn nhân là duy trì nòi giống. Do vậy, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Nhằm tránh có cách hiểu và can thiệp hành chính vào cuộc sống giữa những người cùng giới tính, đồng thời thể hiện quan điểm hôn nhân phải là sự liên kết giữa hai người khác giới tính, bên cạnh việc quy định các điều kiện kết hôn như trên, pháp luật quy định Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

4. Mức phạt khi kết hôn phạm vi ba đời

Người vi phạm có thể bị xử lý hành chính. Cụ thể về mức phạt khi kết hôn trong phạm vi ba đời theo nghị định 82/2020/NĐ-CP là từ 10 – 20 triệu đồng

Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon