Tội phá thai trái phép

toi-pha-thai-trai-phep

Phá thai trái phép là hành vi hủy bỏ thai nhi một cách trái pháp luật, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần cho người phụ nữ. Việc thực hiện phá thai tại những cơ sở không đảm bảo điều kiện có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, vô sinh, thậm chí tử vong.

Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) đã đưa ra những quy định và hình thức xử phạt đối với tội phá thai trái phép, nhằm bảo vệ sức khỏe của phụ nữ và giảm thiểu tình trạng này. Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về tội phá thai trái phép theo quy định của pháp luật hiện hành.

1. Phá thai trái phép là gì?

Phá thai trái phép là là việc thực hiện hành vi phá thai cho người khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, gây thiệt hại đến tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người đó.

Việc phá thai trái phép thường diễn ra ngoài các cơ sở y tế được cấp phép và không có sự giám sát của các chuyên gia y tế đủ tiêu chuẩn. Tại nhiều quốc gia, phá thai trái phép không chỉ vi phạm quy định pháp luật mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của người mang thai, bao gồm nhiễm trùng, xuất huyết, và các biến chứng nghiêm trọng khác.

Pháp luật của mỗi quốc gia có thể quy định các điều kiện cụ thể về thời điểm, lý do, và địa điểm thực hiện phá thai hợp pháp. Phá thai hợp pháp thường yêu cầu thực hiện tại các bệnh viện hoặc phòng khám y tế được cấp phép, với sự theo dõi và chăm sóc từ các bác sĩ hoặc y tá có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Phá thai trái phép có thể bị xử phạt nghiêm khắc tùy theo quy định pháp lý của từng nước, bao gồm phạt tiền, phạt tù, và các hình thức xử lý khác dành cho cả người thực hiện và người tổ chức.

2. Tình hình phá thai trái phép hiện nay

Hiện nay, phá thai trái phép vẫn là một vấn đề nhức nhối tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở những nơi mà dịch vụ phá thai hợp pháp còn hạn chế, hoặc điều kiện kinh tế và giáo dục còn khó khăn. Theo các báo cáo y tế, hàng triệu ca phá thai trái phép xảy ra mỗi năm, với số lượng lớn tại các quốc gia đang phát triển. Nhiều phụ nữ, do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, không có đủ điều kiện tài chính hoặc không thể tiếp cận các cơ sở y tế hợp pháp, đã chọn các biện pháp phá thai không an toàn và không được giám sát y tế.

Nguyên nhân phổ biến của tình trạng phá thai trái phép hiện nay bao gồm:

  • Hạn chế về pháp luật: Tại nhiều quốc gia, phá thai bị hạn chế hoặc cấm đoán trong hầu hết các trường hợp, chỉ cho phép trong tình huống nguy cấp hoặc có lý do đặc biệt. Điều này khiến nhiều phụ nữ phải tìm đến các dịch vụ phá thai trái phép vì không thể đáp ứng được các điều kiện pháp lý nghiêm ngặt.
  • Khó khăn trong tiếp cận dịch vụ y tế an toàn: Ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, cơ sở y tế thiếu thốn hoặc không có đủ nhân lực, nhiều người không thể tiếp cận dịch vụ phá thai an toàn và hợp pháp, buộc họ phải tìm đến những cơ sở không được cấp phép hoặc thậm chí tự thực hiện.
  • Chi phí phá thai hợp pháp cao: Tại một số nơi, chi phí phá thai hợp pháp khá cao so với mức thu nhập của nhiều người, đặc biệt là các phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, họ có xu hướng lựa chọn các dịch vụ giá rẻ hơn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt sức khỏe.
  • Thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản và biện pháp ngừa thai: Một bộ phận lớn người dân, đặc biệt là giới trẻ, chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai hiệu quả. Khi xảy ra mang thai ngoài ý muốn, họ có thể tìm đến những phương pháp phá thai không an toàn, không đảm bảo tính hợp pháp và an toàn y tế.

Hậu quả của tình trạng phá thai trái phép không chỉ dừng lại ở những rủi ro về mặt sức khỏe như nhiễm trùng, tổn thương cơ quan sinh sản và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, mà còn có thể dẫn đến những hệ lụy xã hội và pháp lý nghiêm trọng. Phá thai trái phép thường đi kèm với sự kỳ thị, lo sợ, và căng thẳng tâm lý, khiến nhiều phụ nữ cảm thấy bị cô lập và không được hỗ trợ.

Tình hình phá thai trái phép hiện nay đòi hỏi sự quan tâm mạnh mẽ từ các cơ quan y tế và pháp luật. Để giảm thiểu tình trạng này, cần có những biện pháp hỗ trợ tốt hơn từ phía nhà nước, bao gồm việc mở rộng dịch vụ y tế hợp pháp, cải thiện giáo dục về sức khỏe sinh sản, và hỗ trợ kinh tế cho những người khó khăn.

3. Quy định của pháp luật về tội phá thai trái phép

Căn cứ theo Điều 316 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội phá thai trái phép như sau:

Tội phá thai trái phép

1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

4. Dấu hiệu pháp lý của tội phá thai trái phép

4.1. Khách thể của tội phạm

Tội phá thai trái phép, mặc dù gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người phụ nữ, nhưng bản chất của tội phạm này không phải là xâm pạm trực tiếp đến quyền sống. Thay vào đó, hành vi này vi phạm quy định về quản lý Nhà nước về hoạt động phá thai.

Theo quy định của pháp luật, việc phá thai chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế có giấy phép và tuân thủ các quy định về chỉ định phá thai. Bằng việc thực hiện hành vi phá thai trái phép, đối tượng đã xâm phạm vào trật tự quản lý nhà nước về hoạt động y tế, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người phụ nữ

4.2. Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là hành vi phá thai trái phép.

Phá thai là một hình thức sử dụng phương pháp dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa để chấm dứt tình trạng thai nghén ở người phụ nữ. Việc bỏ thai được thực hiện bởi các cán bộ, bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao để đảm bảo an toàn.

Có khá nhiều nguyên nhân khiến người phụ nữ đưa ra quyết định phá thai như: Do lỡ mang thai ngoài ý muốn (không sử dụng biện pháp bảo vệ, bao cao su bị rách…), bị cưỡng bức, sức khỏe của người mẹ không đảm bảo…[1]

Theo y học, phá thai an toàn chỉ áp dụng trong trường hợp sau:

– Thai có số tuổi nhỏ, không quá 7 tuần tuổi.

– Phôi thai đã di chuyển vào tử cung của người mẹ.

– Thai phụ có tình trạng sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý như gan, rối loạn đông máu, viêm nhiễm phụ khoa, tim mạch, huyết áp, hen suyễn.

– Thai phụ không trong thời gian sử dụng corticoid, không dị ứng với các thành phần của thuốc phá thai.

Để thực hiện việc phá thai người phạm tội có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: cho uống thuốc để thai nhi chết, dùng các dụng cụ để lấy thai nhi ra ngoài dạ con của người phụ nữ…

Trái phép là không được phép của cơ Nhà nước có thẩm quyền. Nếu được phép phá thai nhưng do vi phạm các quy định về phá thai gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người mang thai thì không phải là hành vi phá thai trái phép, mà tuỳ trường hợp người có hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Người thực hiện tội phạm chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả sau đây xảy ra:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Trường hợp hậu quả nghiêm trọng chưa xảy ra, người phạm tội tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải chịu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

4.3. Chủ thể của tội phạm

Mặc dù hành vi phá thai trái phép liên quan đến hành vi chữa bệnh và các quy định của Nhà nước về chữa bệnh nhưng chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt. Chủ thể của tội phạm có thể là bác sĩ, dược sĩ, thầy lang, thầy bói hoặc người dân bình thường,…

Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

4.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện hành vi phá thai trái phép là do vô ý, tức là người phạm tội tuy thấy hành vi phá thai trái phép của mình có thể gây ra hậu quả làm người phụ nữ có thai bị chết hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người này, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy hành vi phá thai trái phép của mình có thể gây ra hậu quả làm người phụ nữ có thai bị chết hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người này, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậy quả đó.

5. Hình phạt đối với người phạm tội phá thai trái phép

Điều 316 Bộ luật Hình sự quy định 04 Khung hình phạt đối cá nhân phạm tội như sau:

– Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

6. Phụ nữ mang thai được phép nạo phá thai trong trường hợp nào?

Theo quy định tại hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kem theo Quyết định số 4128/QĐ- BYT ban hành tạm thời bổ sung các danh mục kỹ thuật áp dụng trong hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa đã quy định việc nạo phá thai.

Theo đó, phụ nữ mang thai chỉ được phép nạo, phá thai cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi. Trong đó, các trường hợp phá thai hợp pháp như:

  • Phá thai bằng thuốc do tuổi thai đến hết 9 tuần
  • Phá thai to từ 13 tuần đến 22 tuần bằng phương pháp đặt túi nước
  • Phá thai bằng thuốc cho tuổi đến hết 8 tuần
  • Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai từ 13 tuần đến hết tuần 22
  • Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần 13 đến hết tuần thứ 18
  • Phá thai bằng bệnh lý (bệnh lý mẹ, bệnh lý thai)
  • Phá thai người bệnh có sẹo mổ lấy thai cũ
  • Hút thia có kiểm soát bằng nội soi
  • Hút thai dưới siêu âm
  • Phá thai từ tuần thứ 6 đến hết tuần 12 tuần bằng phương pháp hút chân không
  • Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 7 tuần
  • Hút thai + Triệt sản qua đường rạch nỏ
  • Phá thai đến hết 7 tuần bằng phương pháp hút chân không

Trên đây là bài viết về “Tội phá thai trái phép”. Trong trường bạn đang còn thắc mắc hoặc muốn sử dụng dịch vụ, hay liên hệ ngay Luật Dương Gia qua số hotline: 079.497.8999 hoặc 093.154.8999.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon