Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

phan-biet-toi-lua-dao-chiem-doat-tai-san-va-toi-lam-dung-tin-nhiem-chiem-doat-tai-san

Trên thực tế có rất nhiều vụ án liên quan quyền sở hữu tài sản. Cụ thể có hai tội danh xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Phân biệt được giữa hai loại tội danh trên đưa đến nhận thức đúng đắn về các đặc điểm của hai tội để có thể đảm bảo việc xác định chính xác tội danh, truy cứu trách nhiệm hình sự, mức độ nguy hiểm của mỗi tội. Đặc biệt không dẫn đến trường hợp xấu nhất là oan sai cho người phạm tội. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn và có thể phân biệt được tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Căn cứ pháp lý:

– Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017;

1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Trên lý luận, chiếm đoạt tài sản là hành vi đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của người khác quy định pháp luật, nhằm quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản đó. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một tội mang tính chiếm đoạt, xuất phát từ lỗi cố ý của chủ thể với mong muốn chiếm đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của người bị hại. Thời điểm phát sinh mong muốn chiếm đoạt tài sản có trước khi thực hiện hành vi này.

2. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là gì?

Đây là hành vi vay, mượn, thuê hoặc nhận tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng sau đó thực hiện thủ đoạn gian dối, bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng phần tài sản đó với mục đích trái pháp luật dẫn đến trường hợp không có khả năng trả lại số tài sản đã chiếm đoạt.

3. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

3.1. Giống nhau

– Khách thể bị xâm phạm bởi hai tội danh này đều là quyền sở hữu đối với tài sản

– Mặt khách quan: cả hai tội đều được thực hiện với phương pháp hành động, thể hiện cụ thể ở hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Hai tội đều dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản và đều được coi là hoàn thành từ khi chiếm đoạt được tài sản.

– Về mặt chủ quan: tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội đều thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và gây thiệt hại cho quyền sở hữu của chủ tài sản. Nhưng người phạm tội đều mong muốn chiếm đoạt tài sản với mục đích vụ lợi cá nhân.

– Chủ thể của hai tội danh trên là bất kỳ người nào đủ tuổi và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

3.2. Khác nhau
Tiêu chí Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Đối tượng Tài sản bị chiếm đoạt dưới sự quản lý của người khác  Tài sản bị chiếm đoạt dưới sự quản lý của người phạm tội 
Tính chất Hành vi chiếm đoạt xảy ra từ trước và thủ đoạn gian dối phải xuất hiện trước khi tài sản giữa người bị hại và người phạm tội được tiến hành giao Hành vi chiếm đoạt xuất hiện sau khi người phạm tội được giao tài sản hợp pháp
Hành vi Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và sau đó:

– Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả

– Đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

Giá trị tài sản – Từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 dồng

– Dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

– Từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

– Dưới 4.000.000 nhưng thuộc các trường hợp:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản

+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Mức hình phạt – Hình phạt cơ bản: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

– Khung hình phạt tối đa từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

– Hình phạt cơ bản: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

– Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

– Phạt tù tối đa từ 12 năm đến 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4. Bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản số 159/2021/HSPT

Sau đây có một số bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để bạn đọc có thể hình dung rõ hơn về hai tội danh này:

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc: Toà án nhân dân tỉnh Đắk Lắk

– Trích dẫn nội dụng:  Từ năm 2012, Th bắt đầu mở tài khoản và thực hiện giao dịch mua, bán cà phê trên sàn cà phê kỳ hạn và bị thua lỗ nên Th phải vay mượn tiền của nhiều người với lãi suất cao để trả nợ dẫn đến mất cân đối về tài chính (số tiền nợ nhiều hơn giá trị tài sản còn còn lại của Đỗ Đức Th, vượt quá khả năng trả nợ). Năm 2015 mặc dù đã mất khả năng trả các khoản nợ nhưng Th vẫn đưa thông tin gian dối đối với những người Th vay tiền để làm ăn, đầu tư công trình điện, đáo hạn ngân hàng….

Sau khi vay được tiền, Th không đầu tư làm ăn, kinh doanh mà dùng tiền vay được trả tiền gốc, tiền lãi cho những người Th vay trước đó cũng như tiếp tục mua, bán cà phê trên sàn cà phê kỳ hạn và bị thua lỗ. Cuối năm 2016, do không có tiền trả nợ nên Th bỏ trốn khỏi địa phương. Với thủ đoạn như trên, bị cáo Đỗ Đức Th đã thực hiện 03 vụ lừa đảo, chiếm đoạt tổng số tiền 8.822.000.000 đồng (Tám tỷ tám trăm hai mươi hai triệu đồng)…”

+ Người phạm tội thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định là Đỗ Đức Th

+ Tài sản bị chiếm đoạt là tổng số tiền 8.882.000.000 đồng (Tám tỷ tám trăm hai mươi hai triệu đồng)

+ Hành vi: Mặc dù đã mất khả năng trả các khoản nợ nhưng Th vẫn đưa thông tin gian dối đối với những người Th vay tiền để làm ăn, đầu tư công trình điện, đáo hạn ngân hàng. Tức thực hiện thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của những người mà Th đã vay nợ trên danh nghĩa làm ăn

+ Giá trị tài sản chiếm đoạt lên đến 8.882.000.000 đồng, căn cứ điểm a khoản 4 điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nên Toà tuyên án xử phạt bị cáo Đỗ Đức Th tù chung thân

5. Bản án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản số 05/2022/HS-ST

– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc: Toà án nhân dân huyện Yên D, tỉnh Bắc Giang

– Trích dẫn nội dung: “Hoàng Văn T, sinh năm 1995, ở Tổ dân phố Đông H, thị trấn Nham B, huyện Yên D, tỉnh Bắc Giang có mối quan hệ quen biết với anh Lê Văn T, sinh năm 1998 ở thôn Liêm X, xã Song K, thành phố Bắc G, tỉnh Bắc Giang.

Do trước đó, Thể có quên giấy chứng minh nhân dân ở một nhà nghỉ (T không nhớ tên cụ thể) tại thị xã Từ S (nay là thành phố Từ S), tỉnh Bắc Ninh, biết anh Thắng có xe mô tô, nên buổi trưa ngày 23/4/2018, khi đang chơi điện tử tại quán Internet ở thôn N, xã Nội H, huyện Yên Dũng, T có nhắn tin qua mạng xã hội Facebook cho anh T để hỏi mượn xe mô tô anh Thắng để đi lấy giấy chứng minh thư nhân dân thành phố Từ S, tỉnh Bắc N thì được anh T đồng ý.

Khoảng 12 giờ cùng ngày, anh T đi xe mô tô biển kiểm soát 13-836-H1 đến quán Internet ở thôn N, xã Nội H trên đón T, sau đó cả 2 đi đến Tổ dân phố My Đ, thị trấn N, huyện Việt Y, tỉnh Bắc Giang rồi anh T giao xe mô tô biển kiểm soát 13-836-H1 cho T. Mượn được xe, T điều khiển xe mô tô đi lấy chứng minh thư nhân dân ở thành phố Từ S, tỉnh Bắc Ninh. Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, sau khi lấy chứng minh thư nhân dân xong, T điều khiển xe trở về quán Internet ở thôn N, xã Nội H, huyện Yên Dũng chơi điện tử.

Khi về đến quán, do không có tiền tiêu sài, T nảy sinh ý định đem xe mô tô mượn của anh T đem đi cắm lấy tiền nên T không vào quán Internet chơi nữa mà đi xe mô tô đến cửa hàng mua bán xe máy của anh Vũ Văn H, sinh năm 1985, ở thôn Thanh V, xã Đức G, huyện Yên D nói dối là xe của Thể cắm cho chị Lê Thị L, sinh năm 1987 (là vợ của anh H) được 5.000.000 đồng (dưới hình thức viết giấy vay tiền, trong đó cắt lãi 500.000 đồng cho chị H luôn, còn T cầm 4.500.000 đồng), dùng ăn tiêu cá nhân hết không có khả năng chuộc lại xe trả cho anh T. Sau đó, Thể bỏ trốn khỏi địa phương.”

+ Người phạm tội thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định là Hoàng Văn T

+ Tài sản bị chiếm đoạt là xe mô tô biển kiểm soát 13-836-H1

+ Hành vi: Do thiếu tiền tiêu xài khi đi chơi internet ở thôn N, xã Nội H, huyện Yên Dung nên T nảy sinh ý định đem xe mô tô mượn của anh T đem đi cắm lấy tiền. T mang xe đến cửa hàng mua bán xe máy của anh Vũ Văn H ở thôn Thanh V, xã Đức G, huyện Yên D nối dối là xe của T cắm cho chị Lê Thị L (vợ anh H) với giá 5.000.000 đồng (dưới hình thức giấy vay tiền, đã cắt lãi 500.000 đồng nên T cầm 4.500.000 đồng)

+ Căn cứ điểm b khoản 1 điều 175 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, Toà xử phạt bị cáo Hoàng Văn T từ 10 đến 12 tháng tù

+ Về trách nhiệm dân sự: Căn cứ điều 48 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 và điều 579 Bộ Luật dân sự năm 2015 buộc bị cáo Hoàng Văn T phải hoàn trả cho chị Lê Thị L số tiền 4.500.000 đồng

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trường hợp có thắc mắc bạn vui lòng liên hệ theo số hotline 19006568 để được hỗ trợ.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon