Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại

https://danang.luatduonggia.vn/hinh-su/toi-nhap-khau-ph…goai-lai-xam-hai.html

Loài ngoại lai xâm hại là những loài động vật, thực vật được du nhập vào một môi trường mới bên ngoài khu vực phân bố tự nhiên của chúng và gây ra những tác hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái, kinh tế và xã hội.

Nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại là một hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và đời sống con người. Bài viết sau sẽ phân tích về tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);

Luật Đa dạng sinh học năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018).

1. Loài ngoại lai xâm hại là gì?

Theo Khoản 19, Điều 3, Luật Đa dạng sinh học quy định: “Loài ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.”

Có nhiều cách khác nhau mà sinh vật ngoại lai xâm hại có thể xâm nhập vào nước ta. Chẳng hạn như: nhập khẩu chúng với mục đích phục vụ trong việc sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng, phục vụ khoa học hoặc có thể là do du nhập không chủ đích là bám vào các phương tiện vận tải

Nhiều loài ngoại lai được du nhập vào môi trường mới do con người. Khi đến nơi mới, chúng thường không gặp phải các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà. Thêm vào đó, điều kiện sống tại đây lại thuận lợi, giúp chúng sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng.

Sự gia tăng số lượng đột biến của các loài ngoại lai phá vỡ cân bằng sinh thái vốn có của môi trường bản địa. Con người không thể kiểm soát sự phát triển của chúng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái. Lúc này, chúng chính thức trở thành loài ngoại lai xâm hại.

Tại Việt Nam, có thể kể đến những loài ngoại lai gây hại rất lớn như ốc bươu vàng, cá dọn bể…. Khi đưa ra môi trường tự nhiên, gặp điều kiện thuận lợi, phù hợp và ít thiên địch, chúng sinh sôi, phát triển rất nhanh. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới nông nghiệp, tới sự phát triển của những loài khác trong tự nhiên.

2. Quy định pháp luật về tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại

Điều 246 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại cụ thể:

Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

2.1 Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là mội trường sống, các loại động thực vật bản địa và sự cân bằng của hệ sinh thái.

Đối tượng tác động của tội phạm là các loài ngoại lai xâm hại.

2.2 Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan tội phạm gồm 2 hành vi như sau:

a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại

Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ những khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại là việc đưa loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ những khu đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng biệt theo quy định của pháp luật.

b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại

Theo từ điển Tiếng Việt, “phát tán” có nghĩa là rải rộng các sinh vật hoặc bộ phận sinh sản của sinh vật ra xung quanh.

Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại là rải rộng loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại ra môi trường xung quanh.

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp hậu quả xảy ra như sau:

– Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng trở lên hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

– Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng trở lên.

Đối với những trường hợp vi phạm chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, dù không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm vẫn phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24/05/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

2.3 Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại có đủ điều kiện theo quy định như sau:

* Trường hợp chủ thể của tội phạm là cá nhân:

Chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội phạm có thể là cá nhân thực hiện tội phạm một mình nhưng cũng có thể là nhiều người cùng thực hiện tội phạm. Trường hợp nhiều người thực hiện cùng một tội phạm được quy định theo Điều 17 Bộ luật Hình sự:

Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

* Trường hợp chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại

Quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại là một quy định hoàn toàn mới, lần đầu được ghi nhận tại Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong đó, điều kiện chịu trách nhiệm của pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 75 Bộ luật Hình sự như sau:

“Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

d) Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

2. Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.”

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Chủ thể phạm tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại thực hiện hành vi của mình là do cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp tức là nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên gây hậu quả nghiêm trọng, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Chủ thể phạm tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại thực hiện hành vi của mình là do cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp:

– Cố ý trực tiếp: Hiểu rõ hành vi của mình vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, nhận thức được hành vi này sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

– Cố ý gián tiếp: Hiểu rõ hành vi của mình vi phạm quy định, nhận thức được hành vi này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn thực hiện và bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Động cơ của chủ thể phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng chủ yếu vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

3. Hình phạt đối với người phạm tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại

Điều 246 Bộ luật Hình sự quy định 03 Khung hình phạt đối cá nhân và 03 Khung hình  phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:

3.1. Hình phạt đối với cá nhân phạm tội

– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

– Khung hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.2. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

– Khung hình phạt bổ sung: Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon