Các loại văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật dân sự

cac-loai-van-ban-quy-pham-phap-luat-la-nguon-cua-luat-dan-su

Lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng, quản lý xã hội bằng pháp luật là tốt nhất, có hiệu quả nhất. Ở nước ta, quan điểm trên được thể hiện tại Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp 2013: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Như vậy, có thể thấy vai trò của hệ thống pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật nói riêng là hết sức quan trọng và cũng không thể không nhắc tới vai trò của văn bản quy phạm pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các loại văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của luật dân sự

Căn cứ pháp lý:

  1. Bộ luật dân sự Việt Nam 2015;
  2. Hiến pháp 2013;
  3. Luật Công chứng 2014;
  4. Luật Đất đai 2013;
  5. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Các văn bản quy phạm pháp luật luôn tồn tại trong một hệ thống thống nhất, giữa chúng luôn tồn tại quan hệ thứ bậc, tính thứ bậc của văn bản phụ thuộc hiệu lực pháp lý của văn bản đó, sự khác nhau về thẩm quyền của cơ quan ban hành, tầm quan trọng của văn bản. Đa số các nước hiện nay, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đều bao gồm có Hiến pháp, các bộ luật, luật và  nhiều văn bản dưới luật khác. Trình tự, thủ tục ban hành, tên gọi và chủ thể có thẩm quyền ban hành đều được pháp luật quy định cụ thể. Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của Luật Dân sự Việt Nam bao gồm:

1. Hiến pháp

Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của một quốc gia, là cơ sở xây dựng các văn bản pháp luật khác. Đối với dân sự, Hiến pháp là nguồn đặc biệt quan trọng, mặc dù Hiến pháp chỉ quy định những vấn đề chung nhất của luật dân sự. Trong Hiến pháp 2013, Chương II và Chương III có những quy định liên quan nhiều nhất đến luật dân sự:

Chương II: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: Ngoài những quyền về chính trị – xã hội, Hiến pháp còn xác nhận những quyền dân sự cơ bản của công dân, đó là quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu những thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở; quyền thừa kế, quyền bình đẳng về năng lực pháp luật của cá nhân; các quyền nhân thân và và tài sản khác…

Chương III – Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường: Xác định tính chất của nề kinh tế trong giai đoạn hiện này là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hinh thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế Nhà nước giữu vai trò chủ đạo; xác nhận sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, hình thức sở hữu: Nhà nước, tư nhân, tập thể…

2. Bộ luật dân sự (BLDS)

BLDS là nguồn chủ yếu, trực tiếp và quan trọng nhất của Luật dân sự. BLDS 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quốc hội Khóa XIII kỳ họp thứ 10 thông qua Ngày 24/11/2015, Bộ luật Dân sự 2015 được thông qua với 86.84% tổng số phiếu tán thành, trong đó gồm 6 phần, 27 chương và 689 Điều với nhiều chế định mới, tiến bộ, thể hiện một cách đầy đủ nhất với tính chất là luật chung và định hướng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đặc thù, xử lý bất cập của luật hiện hành, giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn cuộc sống. Bộ luật Dân sự 2015 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2017.

Nội dung chủ yếu của BLDS 2015:

Phần thứ nhất: Những quy định chung.

Phần này được kết cấu bởi 10 chương với 157điều. Nội dung chủ yếu của phần này là xác định phạm vi điều chỉnh của BLDS năm 2015, địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân. Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự. Đồng thời quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự giải quyết các tranh chấp và áp dụng luật dân sự; quy địnhu các căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự, là nền tảng của các quy định cụ thể trong toàn Bộ luật. Ngoài ra, còn quy định các quyền nhân thân của cá nhân như họ tên, nơi cư trú, tuyên bố chết, quy định về tài sản, quy định về giao dịch dân sự, về đại diện, thời hạn và thời hiệu.

Những quy định phần này mang tính chất chung xuyên suốt toàn bộ nội dung của BLDS và được cụ thể hóa trong tất cả các phần của BLDS nhằm bảo đảm tính thống nhất về nội dung, tránh tình trạng trùng lặp không cần thiết.

Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản.

Phần này gồm 4 chương, 115 điều (Từ Điều 158 đến Điều 273), quy định những nguyên tắc cơ bản của quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chiếm hữu, các hình thức sở hữu, nội dung quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản; đặc biệt chương XIV với tiêu đề “Quyền khác đối với tài sản” quy định về quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng và quyền bề mặt.

Xuất phát từ vai trò chi phối của cơ sở kinh tế hạ tầng đối với pháp luật, BLDS khẳng định vị trí tủng tâm của chế định quyền sở hữu trong các chế định luật dân sự. Trong mọi xã hội, phương thức chiếm hữu của cải vật chất và chế độ sở hữu có ý nghĩa quyết định. BLDS cụ thể hóa quy định về chế độ sở hữu mà Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định tạo cơ sở pháp lý cho các quy định cụt hể cở các phần tiếp theo của BLDS và các văn bản khác về quan hệ tài sản.

Phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự.

Phần này gồm 5 chương, 334 điều (Từ Điều 274 đến Điều 608).Đây là phần có số điều luật lớn nhất của BLDS, quy định những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự; nguyên tắc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ dân sự, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm dân sự đối với từng loại nghĩa vụ riêng biệt. Các quy định trong phần này của BLDS chủ yếu là những định hướng cho việc xác lập, thực hiện nghĩa vụ và xuyên suốt phần này của BLDS. Những nguyên tắc cơ bản đó là:

+ Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác có quyền tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, trên cơ sở bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật;

+ Người có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác. Đúng cam kết không trái pháp luật và đạo đức xã hội;

+ Người nào được hưởng lợi mà không có căn cứ thì phải hoàn trả lại;

+ Người nào vi phạm quyền dân sự của người khác thì phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu dây thiệt hại phải bồi thường.

Phần thứ tư: Thừa kế

Phần này gồm 4 chương, 53 điều (từ Điều 609 đến Điều 662) quy định việc dịch chuyển di sản của người chết cho những người còn sống; về người để lại di sản, người hưởng di sản; những nguyên tắc của việc dịch chuyển di sản và các trình tự dịch chuyển di sản, thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. BLDS quy định những nguyên tắc cơ bản của thừa kế là bình đẳng, quyền tự định đoạt của người có di sản để lại và của người hưởng di sản.  Nhằm bảo vệ quyền tự định đoạt của người có di sản, Bộ luật quy định về việc thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

Phần này gồm 3 chương, 24 điều (từ Điều 663 đến Điều 687) quy định về thẩm quyền và pháp luật được áp dụng khi giải quyết các tranh chấp dân sự (hiểu theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài.

3. Luật

Khi BLDS được ban hành với tư cách là nguồn chủ yếu quan trọng thì các đạo luật khác có giá trị như là nguồn bổ trợ. Bởi vì, BLDS có quy định: Nếu pháp luật có quy định hoặc trong BLDS chỉ dẫn rõ một đạo luật nào đó được áp dụng thì áp dụng quy định đó. Với ý nghĩa đó, các luật như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật trẻ em, Luật phá sản doanh nghiệp…là nguồn của luật dân sự.

4. Nghị quyết của Quốc hội

Đây là văn bản do Quốc hội ban hành, có hiệu lực như văn bản pháp luật. Kể từ khi ban hành BLDS, Quốc hội đã ban hành 2 nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với luật dân sự, đó là: Nghị quyết ngày 28/10/1995 về việc thi hành BLDS. Nghị quyết đã liệt kê những văn bản pháp luật hết hiệu lực khi BLDS bắt đầu có hiệu lực và quy định pháp vi áp dụng BLDS để giải quyết các tranh chấp phát sinh trước ngày BLDS có hiệu lực; Nghị quyết số 58 ngày 20/81998 về diao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991 có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự về nhà ở giai đoạn trước ngày 01/07/1991, nội dung có tính đến mọi mặt xã hội đối với vấn đề nhà ở.

 5. Các văn bản dưới luật

+ Pháp lệnh: là văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Trước dây khi chưa ban hành BLDS thì pháp lệnh là loại nguồn quan trọng, phổ biến của luật dân sự. Nhưng đến nay, các pháp lệnh đó không còn hiệu lực. Các pháp lệnh sau này có thể được ban hành để giải thích, hướng dẫn cụ thể những quy định của BLDS…

+ Nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư, chỉ thị của các bộ, cơ quan ngang bộ.

+ Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tố cao, các báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao…

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon