Hạn chế năng lực hành vi dân sự

nguoi-bi-han-che-nang-luc-hanh-vi-dan-su

Trong đời sống xã hội, cá nhân phải tự mình xác lập, thực hiện rất nhiều các giao dịch dân sự bằng chính năng lực hành vi của mình, tự chịu trách nhiệm về các giao dịch đã xác lập, thực hiện từ những giao dịch phục vụ cho nhu cầu thiết yếu trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày cho đến các giao dịch có tính chất pháp lý quan trọng. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự là gì? Các trường hợp chế năng lực hành vi dân sự? Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến nội dung trên!

Căn cứ pháp lý

1. Năng lực hành vi dân sự

Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau thì lại quy định năng lực hành vi của mỗi cá nhân là không giống nhau. Những cá nhân khác nhau có những nhận thức khác nhau về hành vi và hậu quả của hành vi mà họ thực hiện. Việc nhận thức và làm chủ hành vi của cá nhân phụ thuộc vào ý chí và lí trí của cá nhân đó, phụ thuộc vào khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của chính họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự.

2. Hạn chế năng lực hành vi dân sự

Theo khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015, đối với người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác đẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đồng thời, Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của phạm vi đại diện cho người vị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định những trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Đây là những quy định đã được ghi nhận lần đầu tiên theo các BLDS 1995, BLDS 2005 và tiếp tục được kế thừa theo quy định tại Điều 24 BLDS 2015 nhằm bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của mỗi con người.

2.1. Các trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự

Những người đã thành niên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trên cơ sở những điều kiện và thủ tục được quy định tại Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: Người nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

Hạn chế năng lực hành vi dân sự khác với việc có năng lực hành vi một phần. Năng lực hành vi một phần được quy định cho người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi. Năng lực hành vi của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi mặc nhiên được công nhận là năng lực hành vi đầy đủ khi đạt độ tuổi nhất định, nếu không thuộc trường hợp bị Tòa án ra quyết định là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,…

Còn việc hạn chế năng lực hành vi phải thông qua toà án theo trình tự tố tụng dân sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất kích thích dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình. Yếu tố gây hậu quả phá tán tài sản của gia đình là điều kiện cần để yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Những người nghiện ma túy và các chất kích thích dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình họ không đương nhiên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Chỉ khi nào Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan thì người đó mới bị coi là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

2.2. Hậu quả pháp lý của người hạn chế năng lực hành vi dân sự

Khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người hạn chế năng lực hành vi dân sự hành vi và quyết định người đại diện theo pháp luật cùng phạm vi đại diện.

Khi một người đã bị Tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự khi tham gia, xác lập, thực hiện giao dịch dân sự là những quan hệ tài sản có giá trị lớn, nhất thiết phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật mới có giá trị pháp lý. Để tạo thuận lợi cho những người này trong cuộc sống, sinh hoạt, khoản 2 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 cho phép họ có thể tham gia những giao dịch mà giá trị tài sản không lớn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Theo khoản 3 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, việc hạn chế năng lực hành vi dân sự đối với một chủ thể chỉ tồn tại trong một khoản thời gian nhất định. Khi không còn căn cứ để coi người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan tổ chức hữu quan, Tòa án sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự cho người đó. Khi quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của người đó sẽ được khôi phục.

Người hạn chế năng lực hành vi dân sự có bắt buộc phải có người giám hộ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không thuộc trường hợp là người được giám hộ. Tuy nhiên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự được Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật của người này thay mặt họ thực hiện, xác lập quyền, lợi ích hợp pháp mà những trường hợp người này không thể tự mình thực hiện, xác lập được. Và người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện quy định.

Khi nào một người được tuyên bố hết hạn chế năng lực hành vi dân sự?

Theo khoản 3 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015 quy định khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có phải chịu trách nhiệm pháp lý không?

3.1. Trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 thì phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội không đủ tỉnh táo để nhận biết một cách đầy đủ mức độ nguy hiểm cũng như hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra. Sự hạn chế khả năng nhận thức của người phạm tội là do yếu tố khách quan tác động, chẳng hạn như bị ép sử dụng chất kích thích,…

Vì vậy, đối với trường hợp phạm tội khi bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người phạm tội vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, họ có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Mức độ giảm nhẹ phụ thuộc vào mức độ bị hạn chế khả năng nhận thức do yếu tố khách quan mang lại.

3.2. Trách nhiệm dân sự

Đối với những giao dịch do người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện theo pháp luật của người đó, Tòa án sẽ tuyên giao dịch đó vô hiệu trong trường hợp pháp luật có quy định giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.

Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi gây thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu người đó chứng minh được mình không có lỗi thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

3.3. Trách nhiệm hành chính

Hạn chế khả năng nhận thức, làm chủ hành vi là một trong những tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020. Theo đó, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn phải chịu chế tài pháp lý theo quy định của pháp luật, nhưng có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm.

Trên đây là những nội dung liên quan đến vấn đề “Hạn chế năng lực hành vi dân sự”. Trường hợp có thắc mắc liên quan vui lòng liên hệ Luật Dương Gia theo số hotline 19006568 để được tư vấn và hỗ trợ!

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon