Ôn thi Luật sư Môn Kỹ năng nghề nghiệp luật sư – Đề số 13

on-thi-luat-su-mon-ki-nang-nghe-nghiep-luat-su-de-so-13

Kỳ thi năng lực hành nghề luật sư luôn được ví như “cửa ải” cam go mà các thí sinh cần chinh phục để chính thức bước chân vào nghề. Để “vượt cửa” thành công, đòi hỏi mỗi thí sinh phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành. Trong số các môn thi, Kỹ năng nghề nghiệp luật sư được xem là “chìa khóa vàng” mở ra cánh cửa hành nghề, bởi nó đánh giá trực tiếp năng lực thực tiễn của thí sinh.

Đề số 13 là một trong những đề thi mẫu được tổng hợp bởi Luật Dương Gia, giúp thí sinh ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả cho môn thi quan trọng này.

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 13

Môn: Kỹ năng nghề luật sư

Thời gian làm bài : 180 phút

 Ôn tập về lý thuyết :

  • Phần chung : Quy định về góp vốn và chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Giải quyết tranh chấp dân sự có liên quan đến QĐHC cá biệt
  • Đề tự chọn 1 (hình sự) : Các tội danh thuộc thẩm quyền điều tra của CQĐT Phân tích dấu hiệu tội danh của tội “bức cung”, “dung nhục hình” và “Cố ý gây thương tích” theo quy định của BLHS ;
  • Đề tự chọn 2 (thương mại) : Quy định về nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của cổ đông trong nước.

Câu 1 (Phần chung): 5,0 điểm

Căn nhà 2 tầng được xây dựng trên diện tích đất 200m2 tọa lạc tại số 01 PVĐ thành phố N tỉnh KH là tài sản thuộc sở hữu của ông Trần Đình Loát và bà Hồ Thị Nhật Cường theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 123 do UBND thành phố N cấp ngày 15/09/2011. Năm 2015, ông Trần Đình Loát và bà Nguyễn Thị Minh cùng nhau thành lập Công ty TNHH Ánh Dương, trong đó ông Loát đưa nhà đất tại số 01 PVĐ thành phố N góp vốn vào công ty (có sự đồng ý của bà Cường), đã được định giá là 2.000.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 60% vốn điều lệ; 40% vốn điều lệ còn lại do bà Minh góp bằng tiền mặt. Ông Trần Đình Loát đã có tên trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với phần vốn góp là 2.000.000.000 đồng, có tên trong Sổ đăng ký thành viên Công ty TNHH Ánh Dương và là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Công ty TNHH Ánh Dương đã nhận nhà đất nói trên để sử dụng làm văn phòng công ty, nhưng chưa làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang cho công ty, trong khi đó tại sổ sách kế toán và báo cáo tài chính hàng năm đều thể hiện công ty đã hạch toán giá trị nhà đất nói trên là tài sản của công ty.

Tháng 6 năm 2017, ông Loát và bà Cường đã mang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 123 ra Phòng công chứng số 1 ký hợp đồng tặng cho vợ chồng người con trai là anh Trần Ánh Dương và chị Phan Thị Tâm, có chứng nhận của Công chứng viên Phạm Anh Tuấn. Sau đó, vợ chồng anh Dương, chị Tâm đã được UBND thành phố N cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất số 456 ngày 07/7/2017.

Đầu năm 2018, ông Loát chuyển nhượng ½ phần vốn góp của mình trong Công ty TNHH Ánh Dương cho bà Lưu Thị Hoa với số tiền 1.200.000.000 đồng, thỏa thuận sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng thì bà Hoa phải thanh toán đủ số tiền 1.200.000.000 đồng cho ông Loát. Việc chuyển nhượng này bà Minh không biết.

Giữa năm 2018, do có những bất hòa trong cuộc sống không thể hàn gắn được, chị Phan Thị Tâm khởi kiện xin ly hôn anh Trần Ánh Dương và yêu cầu chia tài sản chung là nhà đất tại số 02 PVD thành phố N. Trong đơn khởi kiện chị Tâm trình bày: Mặc dù ông Loát đã đưa nhà đất số 02 PVD vào góp vốn để thành lập Công ty TNHH Ánh Dương, nhưng chưa chuyển quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất sang cho Công ty TNHH Ánh Dương, nên tài sản này vẫn thuộc quyền sở hữu của ông Loát, bà Cường; việc vợ chồng ông Loát và bà Cường tặng cho vợ chồng chị quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản trên đất là hoàn toàn tự nguyện, anh chị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nên nhà đất này là thuộc quyền sở hữu chung của anh chị; khi ly hôn chị yêu cầu chia đôi tài sản chung của vợ chồng, chị xin nhận bằng giá trị, ngoài ra chị không có yêu cầu gì khác.

Anh Trần Ánh Dương trình bày: Anh biết việc bố anh đưa nhà đất tại số 01 PVD thành phố N góp vốn vào Công ty TNHH Ánh Dương; khi bố mẹ tặng cho vợ chồng anh nhà đất này, anh đồng ý nhận và không có ý kiến gì. Nay chị Tâm yêu cầu chia tài sản chung, anh đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình giải quyết vụ án, bà Hoa thừa nhận có ký Hợp đồng nhận chuyển nhượng ½ phần vốn góp của ông Loát trong Công ty TNHH Ánh Dương, nhưng bà chưa thanh toán tiền, bà đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Sau khi nhận được Thông báo thụ lý của Tòa án, ngày 15/10/2018, bà Nguyễn Thị Minh có đơn yêu cầu độc lập yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp giữa ông Loát và bà Hoa.

Sau đó, bà Nguyễn Thị Minh đến Văn phòng luật sư A đề nghị luật sư tư vấn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Công ty, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà (thời điểm này, bà Minh đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Ánh Dương). Văn phòng luật sư đã cử luật sư X tham gia vụ án này.

Câu hỏi 1: Anh/chị hãy xác định các mối quan hệ tranh chấp và tư cách tham gia tố tụng của các đương sự trong vụ án.

Câu hỏi 2: Theo anh/chị:

a) Trong lần tiếp xúc đầu tiên, Luật sư X cần hỏi người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Ánh Dương để làm rõ những vấn đề gì?

b) Luật sư X cần tư vấn cho Công ty những nội dung gì?

c) Luật sư X vừa bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Công ty TNHH Ánh Dương, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà Nguyễn Thị Minh có được không? Tại sao?

Câu hỏi 3: Anh/chị hãy trình bày những điểm chính trong luận cứ của Luật sư X bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng.

Câu 2 (Phần tự chọn một trong 02 đề sau): 5,0 điểm

Đề số 01:

Nguyễn Văn Trọng là Điều tra viên của Cơ quan điều tra Công an huyện P, tỉnh Đ, được phân công điều tra vụ án Vũ Xuân Tĩnh bị khởi tố về tội “Cướp tài sản” quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bị can Vũ Xuân Tĩnh bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Đ.

Trong quá trình hỏi cung bị can Vũ Xuân Tĩnh, để lấy được lời khai của Tĩnh, Trọng đã bắt Tĩnh quỳ xuống đất, lấy dây trói tay bị can lên xà nhà để buộc bị can phải khai. Tuy nhiên, Tĩnh vẫn không chịu khai nên Trọng đã dùng tay đánh nhiều cái vào mặt, vào bụng Tĩnh. Theo kết luận giám định pháp y thì tỷ lệ thương tật của Tĩnh là 11%. Sau khi sự việc bị phát hiện, gia đình Trọng đã chủ động bồi thường cho Tĩnh 30 triệu đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra Trọng về tội “Bức cung” (Điều 374) và tội “Cố ý gây thương tích” (Điều 134) Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

1. Có ý kiến cho rằng việc Công an tỉnh Đ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trọng là không đúng thẩm quyền. Anh/chị có nhận xét gì về ý kiến này?

2. Theo anh/chị, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội tội “Bức cung” và tội “Cố ý gây thương tích” có đúng không? Vì sao?

3. Viện kiểm sát truy tố Trọng về tội “Bức cung” theo điểm d khoản 2 Điều 374 và tội “Cố ý gây thương tích” theo điểm c khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Sau khi hồ sơ vụ án được chuyển sang Tòa án, mẹ và vợ của bị cáo Trọng đến gặp luật sư và mời luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo Trọng tại phiên tòa sơ thẩm. Nếu là luật sư thì anh/chị sẽ trao đổi những gì với thân nhân của bị cáo Trọng trong lần gặp đầu tiên? Trong trường hợp nhận lời bào chữa cho bị cáo Trọng thì luật sư cần làm những công việc gì:

4. Anh/chị hãy trình bày định hướng bào chữa cho bị cáo Trọng tại phiên tòa sơ thẩm.

Đề số 02:

Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại Giải Pháp được thành lập năm 2017, có trụ sở chính đặt tại quận Cầu Giấy, Hà Nội (“Công ty”). Công ty kinh doanh phân phối bán buôn và bán lẻ nội thất, với 05 cơ sở bán lẻ của Công ty tại khu vực phía Bắc. Mức vốn điều lệ hiện tại của Công ty là 100 tỷ đồng, bao gồm các cổ đông sáng lập sau:

Công ty Cổ phần Kinh doanh Thương mại Giải pháp được thành lập năm 2017, có trụ sở chính đặt tại quận Cầu Giấy, Hà Nội (“Công ty”). Công ty kinh doanh phân phối bán buôn và bán lẻ nội thất, với 05 cơ sở bán lẻ của Công ty tại khu vực phía Bắc. Mức vốn điều lệ hiện tại của công ty là 100 tỷ đồng, bao gồm các cổ đông sáng lập sau:

  1. Bà Lưu Thị Văn An, cá nhân, quốc tịch Việt Nam, sở hữu 23% vốn điều lệ.
  2. Ông Đặng Quang Chiến, cá nhân, quốc tịch Việt Nam, sở hữu 25% vốn điều lệ.
  3. Ông Lê Việt Tuấn, cá nhân, quốc tịch Việt Nam, sở hữu 27.5% vốn điều lệ (Người đại diện theo pháp luật)
  4. Công ty TNHH SX Tầm Nhìn, công ty 2TV trở lên thành lập tại Việt Nam, sở hữu 24.5% vốn điều lệ.

AZ Future  Pte,LTd (nhà đầu tư) là công ty được thành lập và hoạt động theo pháp luật Singapore, muốn mua cổ phần từ cổ phần các cổ đông cá nhân của “Công ty”. Nhà đầu tư đã gặp và đưa đề xuất này với các cá nhân với đề nghị giá trị chuyển nhượng 75.5% cổ phần là 3 triệu USD .

Nhà đầu tư tìm đến VPLS của anh chị, đề nghị tư vấn trong giao dịch mua bán cổ phần dự kiến.

1. Với tư cách là, hãy tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch dự kiến mà nhà đầu tư cần cân nhắc.

2. Nhà đầu tư yêu cầu bên bán cung cấp thông tin và tài liệu gì để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về công ty và giao dịch dự kiến theo pháp luật Việt Nam trước khi quyết định tiến hành giao dịch dự kiến.

3. Tư vấn nhà đầu tư các nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần để đàm phán với bên bán. Lưu ý nhà đầu tư những vấn đề gì để bảo đảm tối đa quyền lợi và giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư.

ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN TẬP SỐ 13

Môn: Kỹ năng nghề luật sư

Thời gian làm bài kiểm tra: 180 phút

Câu 1 (Phần chung) :

Câu hỏi 1. Xác định các mối quan hệ tranh chấp và tư cách tố tụng. (1.50đ)

a). Các mối quan hệ tranh chấp  : (1,00đ)

Có 04 mối quan hệ tranh chấp gồm:

  • Quan hệ hôn nhân và tài sản chung của vợ chồng (0.25đ)
  • Quan hệ góp vốn thành lập công ty (0.25đ)
  • Quan hệ người nhận phần vốn góp (0.25đ)
  • Quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cấp GCN QSDĐ và tài sản gắn liền trên đất. (0.25đ)

b) Tư cách tố tụng (0,50đ)

  • Nguyên đơn: Chị Tâm : bị đơn: anh Dương. (0.25đ)
  • Người có quyền nghĩa vụ liên quan: Ông Loát, bà Cường, bà Hoa, UBND TP.N, phòng công chứng số 1, công chứng viên Phạm Anh Tuấn.

(Theo công văn 064/TANDTC-PC ngày 03/4/2019 không xác định UBND là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng đúng)

  • Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan yêu cầu độc lập: Nguyễn Thị Minh, Cty Ánh Dương (0.25đ)

Câu hỏi 2:

a), Những vấn đề cần làm rõ (0,50đ)

Hỏi rõ về việc góp vốn và tài liệu chứng minh, việc thực tế sử dụng căn nhà này; sổ sách kế toán, hồ sơ tài liệu thể hiện công ty đã hạch toán giá trị nhà đất là tài sản công ty; Yêu cầu của công ty trong vụ án.

b). Nội dung tư vấn cho công ty (0,75đ)

  • Thu thập tài liệu, chứng cứ về việc góp vốn như hóa đơn góp vốn, giấy chứng nhận góp vốn, giấy chứng nhận ĐKKD, sổ đăng ký thành viên, sổ sách kế toán,… (0.25đ)
  • Thu thập tài liệu về ý kiến ông Loát, bà Cường về QSDĐ, sở hữu nhà và yêu cầu khởi kiện là chị Tâm. (0.25đ)
  • Làm đơn yêu cầu độc lập về việc hủy hợp đồng tặng cho nhà đất, hủy GCN QSDĐ và tài sản cho vợ chồng anh Dương, bác yêu cầu khởi kiện của bà Tâm, yêu cầu công nhận QSDĐ và nhà của công ty. (0.25đ)

c). Luật sư X bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bà Minh và Công ty Ánh Dương được không? Tại sao? (0,5đ)

– Được (0.25đ)

– Lý do:

  • Bác yêu cầu và hủy HĐ chuyển nhượng giữa ông Loát, bà Hòa nhằm khôi phục tình trạng ban đầu của công ty Ánh Dương khi ông Loát muốn chuyện nhượng nhà phải chào bán cho bà Minh trước, nếu bà Minh không mua thì mới được chuyển nhượng cho người khác (Đ53 LDN).

->Yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho Công ty Ánh Dương và bà Minh không mâu thuẫn nhau, đối lập nhau. (0.25đ)

Câu hỏi 3:

a. Bảo vệ cho công ty Ánh Dương (1,0đ)

  • Khẳng định tài sản nhà đất là của công ty và ông Loát đã được sự đồng ý của bà Cường đối với nhà đất và góp vốn, nhà đất được định giá 2 tỷ đồng = 60% vốn điều lệ. Ông Loát đã có tên trong giấy chứng nhận ĐKKD, sổ thành viên, sổ kế toán, đang sử dụng cho công ty. (0.25đ)
  • Theo hướng dẫn tại công văn 212 (1302/2019) mục IV.2 thì tài sản đó của công ty. (0.25đ)
  • Tuy ông Loát chưa làm thủ tục chuyển quyền nhưng chứng cứ cho thấy tài sản là của công ty, vì vậy việc tặng cho là vô hiệu, xin hủy hợp đồng tặng cho và GCN QSDĐ là đúng (0,25đ)

(nếu lập luận tài sản là của công ty nên tặng cho ông Loát không có ý kiến bà Minh là vô hiệu – cũng đúng)

  • Do nhà đất không còn nên yêu cầu của vợ chồng chị Tâm là khong đúng pháp luật. (0.25đ)

b. Bảo vệ bà Minh (0,75đ)

  • Không thông qua bà Minh theo Điều 53 Luật doanh nghiệp nên vô hiệu theo điều 123 BLDS 2015. (0.25đ)
  • Đề nghị hủy Hợp đồng chuyển nhượng của ông Loát và bà Hoa. (0.5đ)

Câu 2:

Câu hỏi 1: (0,75đ)

  • Công an tỉnh Đ khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trọng là không đúng thẩm quyền (0.25đ)
  • Tội bức cung là tội phạm xâm phạm hoạt động cơ quan tư pháp (chương XXIII BLHS) => thẩm quyền điều tra thuộc CQĐT Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo khoản 3, điều 163 BLTTHS 2015 (0.50đ)

Câu hỏi 2 (1,75đ)

  • Việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội tội “Bức cung” và tội “Cố ý gây thương tích” là không đúng (0.5đ)
  • Đây là tội “dùng nhục hình” Điều 373 BLHS (0.5đ)
  • Tình tiết bị thương tích 11% thuộc điểm đ khoản 2 điều 373 (tình tiết định khung) không phải tội cố ý gây thương tích (0.5đ)

Câu hỏi 3 (1,5đ)

a. Trao đổi với khách hàng (0,75đ)

  • Tìm hiểu nội dung, yêu cầu khách hàng cung cấp thương tật và nhân thân của Trọng. (0.25đ)
  • Giải thích cho khách hàng về quy định tố tụng(0.25đ)
  • Trao đổi về thù lao và ký hợp đồng, gửi yêu cầu luật sư. (0.25đ)

b. Khi chuẩn bị ra tòa (0,75đ)

  • Đăng ký người bào chữa, sao chụp hồ sơ. (0.25đ)
  • Yêu cầu luật sư, gặp và trao đổi bị cáo và nói định hướng bào chữa. (0.25đ)
  • Dự thảo luận cứ, kế hoạch xét hỏi tại tòa. (0.25đ)

Câu hỏi 4 :Định hướng bào chữa (1,00đ)

Bào chữa theo tội dùng nhục hình (0,25đ)

Phân tích:

  • Hành vi của Trọng hội đủ dấu hiệu của tội dùng nhục hình. (0.25đ)
  • Việc gây thương tích là tình tiết định khung tăng nặng điểm đ, khoản 2, điều 373 BLHS, không phải là tội cố ý gây thương tích (0,25 đ)
  • Các tình tiết giảm nhẹ (0.25đ)

Đề số 2:

Câu 1: (1,00đ)

  • Ngành nghề và sản phẩm của công ty không bị hạn chế chuyển nhượng nên nhà đầu tư nước ngoài có thể mua 75.5% theo quy định tại ……(0.25đ).
  • Giá trị chuyển nhượng phải ghi bằng tiền Việt Nam (0.25đ)
  • Sau khi chuyển nhượng, phải chuyển đổi thành công ty 2 thành viên trở lên (0.25đ)
  • Sau giao dịch công ty phải tuân thủ các quy định đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện dịch vụ kinh doanh phân phối theo quy định tại …….(0.25đ)

Câu 2: (1.25đ)

  • Thông tin về địa vị pháp lý công ty (GCN ĐKKD, Điều lệ …) (0.25đ)
  • Thôn tin về tình hình hoạt động và tài chính công ty (hợp đồng, báo cáo tài chính, kế toán kiểm toán) (0.25đ)
  • Thông tin về lao động (0.25đ)
  • Thông tin về tranh chấp (0.25đ)
  • Thông tin về cổ phần và quyền chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông (0.25đ)

Câu 3: (2.75đ)

a. Nội dung hợp đồng (1.50đ)

  • Các bên tham gia giao dịch (0.25đ)
  • Lợi ích giao dịch (0.25đ)
  • Giá chuyển nhượng và thanh toán (0.25đ)
  • Quyền và nghĩa vụ các bên (0.25đ)
  • Bồi thường, phạt vi phạm (0.25đ)
  • Luật điều chỉnh và cơ quan giải quyết (0.25đ)

b. Những điểm lưu ý (1.25đ)

Giá trị chuyển nhượng phải ghi bằng tiền Việt Nam (0.25đ)

Thực hiện qua tài khoản đầu tư gián tiếp do đây là giao dịch giữa một bên là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và một bên là cá nhân Việt Nam. (0.25đ)

Điều kiện thanh toán:

  • Tất cả thủ tục hành chánh có liên quan đến giao dịch phải được các cổ đông chuyển nhượng thực hiện đầy đủ (………………………..) (0.25đ)
  • Bên mua đã nhận được các tài liệu cần thiết chứng minh quyền sở hữu của bên bán như sổ đăng ký thành viên, sổ chứng nhận góp vốn (0.25đ)
  • Cơ quan nhà nước giải quyết tranh chấp: Nên chọn Trọng tài thương mại sẽ phù hợp với hai bên vì có quốc tịch khác nhau (0.25đ)

 

Hotline
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon